Lượng máu kinh ra ít có sao không? Nên khám bệnh kinh nguyệt ở đâu?
Đối với phụ nữ, kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu, yếu tố phản ánh sức khỏe sinh lý và sinh sản phụ nữ. Do đó, nếu kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường, chứng tỏ cơ quan sinh sản chị em đang gặp vấn đề “trục trặc”. Vậy thì lượng máu kinh ra ít có sao không? Làm sao để điều hòa kinh nguyệt? cùng chuyên gia phụ khoa tìm hiểu các thông tin ngay sau đây.
LƯỢNG MÁU KINH RA ÍT LÀ GÌ?
Theo các chuyên gia Y tế cho biết, kinh nguyệt bình thường có tính chu kỳ, kéo dài từ 21 đến 35 ngày/ vòng kinh, trung bình là 28 ngày. Thời gian ra máu kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, lượng máu kinh trung bình mất đi khoảng 20 – 80ml/ chu kỳ.
Lượng máu kinh là tổng lượng máu mất đi trong một kỳ kinh. Lượng máu kinh ở mỗi phụ nữ khác nhau nhưng thường từ 20 đến 80ml. Việc thay băng vệ sinh 3-5 lần một ngày được coi là bình thường.
Nếu nữ giới có số ngày hành kinh dưới 3 ngày và lượng máu kinh dưới 20ml, thì đây là hiện tượng kinh nguyệt ra ít (thiểu kinh) nghĩa là lượng máu kinh ít, có thể lượng máu kinh không đủ do nội mạc tử cung không phát triển tốt.
LƯỢNG MÁU KINH RA ÍT CÓ SAO KHÔNG?
Trên thực tế, kinh nguyệt ra nhiều hay ít có thể do đặc điểm cơ địa của mỗi chị em. Nhưng nếu lượng máu kinh ra ít một cách bất thường; ở những chu kỳ sau lượng máu kinh ra ít hơn so với những lần hành kinh trước… thì đây là dấu hiệu phản ánh sức khỏe phụ khoa chị em bị trục trặc, cần tiến hành thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời.
Một số nguyên nhân khiến lượng máu kinh ra ít bất thường chị em cần hết sức chú ý:
Nội mạc tử cung không dày lên
Bình thường, khi đến kỳ kinh nguyệt thì lớp nội mạc bên trong tử cung cũng dày lên và bong ra khiến máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó ở nội mạc tử cung mà lớp niêm mạc này không thể dày lên, bong ra nên lượng máu kinh sẽ thoát ra ít hơn so với bình thường
Bệnh lý tuyến giáp
Hiện nay rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng cường giáp, suy giảm và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone tuyến giáp. Và điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ. Như: kinh nguyệt bị rối loạn, lượng máu kinh ra ít hơn so với các chu kỳ trước; cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân
Bệnh lý đa nang buồng trứng
Đây là bệnh lý có tỉ lệ mắc cao ở phụ nữ trẻ, trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây ra bởi sự mất cân hằng hormone – hàm lượng androgen tăng cao hơn mức bình thường ở cơ thể nữ giới; cản trở đến quá trình rụng trứng và phóng noãn, điều này khiến chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít, chậm kinh, thậm chí 2-3 tháng mới có kinh 1 lần.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Chị em sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bừa bãi có thể chịu tác dụng phụ của thuốc, tác động trực tiếp đến kinh nguyệt. Bởi trong thuốc tránh thai có chứa một số thành phần gây ức chế/ làm giảm lượng hormone estrogen, từ đó làm giảm sự phát triển của lớp nội mạc tử cung => không thể dày lên, dẫn đến lượng máu kinh ra ít.
Do mắc bệnh ở tử cung, buồng trứng
Trong cơ quan sinh sản nữ, tử cung và buồng trứng liên quan trực tiếp đến kinh nguyệt. Do đó phụ nữ mắc bệnh tử cung (u xơ tử cung, viêm tử cung, dính cổ tử cung, hẹp ống tử cung…); hay các bệnh lý ở buồng trứng (tắc vòi trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng…) đều là nguyên nhân gây ra hiện tượng máu kinh ra ít; thậm chí là bị mất kinh, vô kinh nếu không tiến hành điều trị kịp thời.
Do hậu quả nạo phá thai
Nếu chị em thực hiện phá thai không đảm bảo điều kiện an toàn, bác sĩ tay nghề kém khiến tổn thương nội mạc tử cung; hoặc phá thai nhiều lần khiến lớp niêm mạc tử cung này dần trở nên mỏng hơn, điều này sẽ khiến kinh nguyệt ra ít hơn trước.
Mang thai ngoài tử cung
Hầu hết phụ nữ khi mang thai sẽ có hiện tượng mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số các trường hợp vẫn có với lượng máu kinh nguyệt ít, màu nâu sậm hoặc màu đen. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy việc mang thai ở ngoài tử cung. Bên cạnh đó, chị em có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi… lúc này cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra.
Nguyên nhân khác khiến kinh nguyệt ít
Ngoài những nguyên nhân trên, lượng máu kinh ra ít cũng có thể là do chị em mắc phải các bệnh lý như: giảm cân quá mức, thường xuyên lo âu, mệt mỏi, suy nhược tinh thần do áp lực công việc/ căng thẳng thần kinh kéo dài trong học tập…
Lời khuyên từ bác sĩ: Lượng máu kinh ra ít có liên quan đến những vấn đề Sản Phụ khoa, nếu không có cách chữa trị sớm bệnh gây ra các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe như: Nguy cơ dính buồng tử cung, cản trở quá trình rụng trứng, gây vô sinh-hiếm muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku – ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH KINH NGUYỆT UY TÍN
Nếu chưa biết đâu là địa chỉ khám phụ khoa, điều trị bệnh kinh nguyệt uy tín, chị em có thể tham khảo đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku tại địa chỉ số 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai. Đây là phòng khám chuyên khoa sở hữu nhiều ưu thế nổi bật, đem đến sự an tâm và hài lòng cho phụ nữ:
Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku hoạt động dưới sự cấp phép và quản lý nghiêm ngặt của Sở Y tế về chuyên khoa Sản Phụ khoa.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các bệnh phụ khoa, đặc biệt là tình trạng kinh nguyệt.
Áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị bệnh lý kinh nguyệt ra ít một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình bệnh như: Phác đồ dùng thuốc, Chiếu sóng viba trị liệu, kỹ thuật Oxygene (O3), Dao Leep..
Cơ sở vật chất khang trang và tiện nghi, thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ; phòng điều trị riêng tư, vô trùng an toàn theo chuẩn y tế; cam kết bảo mật thông tin
Chi phí khám chữa các bệnh lý phụ khoa, bệnh kinh nguyệt hợp lý, công khai bảng giá minh bạch và đã được phê duyệt bởi Sở Y tế.
Trên đây là những thông tin giải đáp về tình trạng lượng máu kinh ra ít có sao không? Nếu còn thắc mắc, chị em đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với chuyên gia bằng cách Nhấn vào Khung Chat hoặc gọi tới số 02693748888 để được giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.