[Cần nắm] Xét nghiệm bệnh xã hội cần chuẩn bị những gì?
Bệnh xã hội là nhóm bệnh có tính chất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau khi có tiếp xúc với máu/ dịch tiết chứa mầm bệnh. Bệnh xã hội không chỉ tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến người thân xung quanh và cộng đồng. Do đó, xét nghiệm là việc làm cần thiết để chẩn đoán bệnh sớm và kịp thời. Vậy Xét nghiệm bệnh xã hội cần chuẩn bị những gì?
BỆNH XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÉT NGHIỆM
Bệnh xã hội có thể ảnh hưởng đến nam/ nữ giới trong mọi độ tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục mạnh. Theo thống kê, có đến 80% các trường hợp mắc bệnh xã hội do quan hệ không an toàn (quan hệ với người không rõ lịch sử tình dục, có nhiều bạn tình, quan hệ đồng tính, hành nghề mại dâm, quan hệ tình một đêm…)
Một số các trường hợp khác, bệnh xã hội bị lây nhiễm qua việc tiếp xúc vết thương hở người bệnh; dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, quần áo, ga giường… nhưng chưa được tiệt trùng sạch sẽ…
Một số bệnh tình dục thường gặp có thể kể đến như: Sùi mào gà, giang mai, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, Chlamydia, Trichomonas…
Một khi mắc bệnh xã hội, nếu không được xét nghiệm chữa trị kịp thời và đúng đắn, chính bản thân người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như đau đớn, mệt mỏi, ung thư, vô sinh-hiếm muộn… Do đó, xét nghiệm là việc làm quan trọng cần được chủ động tiến hành sớm. Nhằm:
♦ Phát hiện kịp thời bệnh lý ngay cả trong thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa có triệu chứng
♦ Đánh giá chính xác được bệnh lý, mức độ bệnh, giai đoạn nặng nhẹ của bệnh và được tư vấn phác đồ chữa trị hiệu quả
♦ Việc phát hiện mắc bệnh sớm (nếu có) sẽ chủ động có biện pháp phòng ngừa lây lan cho người thân, bạn bè và xã hội.
♦ Tránh được các biến chứng nghiêm trọng, bảo vệ khả năng sinh sản trong tương lai.
Do đó, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc hành vi nguy cơ nghi ngờ mắc bệnh xã hội, hãy chủ động đến cơ sở chuyên khoa uy tín để làm xét nghiệm.
[CẦN NẮM] XÉT NGHIỆM BỆNH XÃ HỘI CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Bệnh xã hội hiện nay vẫn còn bị dè biểu và nhiều người còn sợ bị lên án, nên đa phần rất e ngại và né tránh thăm khám. Việc tìm hiểu các kiến thức liên quan xét nghiệm bệnh xã hội cần chuẩn bị những gì? Sẽ giúp người bệnh có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi đi khám
Chuẩn bị tâm lý
Đa phần mọi người có tâm lý khá e ngại khi đi khám, xét nghiệm bệnh xã hội. Vì thế, đầu tiên cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để có thể phối hợp với bác sĩ tiến hành các kiểm tra một cách nghiêm túc, nhanh chóng. Không phải mọi trường hợp đến xét nghiệm đều mắc bệnh nên không cần quá áp lực và lo lắng.
Chuẩn bị các câu trả lời
Trước khi xét nghiệm, các bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi một số vấn đề liên quan đến lịch sử tình dục (nếu có); các biểu hiện triệu chứng lâm sàng như là nổi mẩn, nổi mụn, ngứa, chảy dịch, đau rát… Người bệnh nên thành thật trả lời các câu hỏi – đây là bước cơ bản đầu tiên hỗ trợ bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
Chuẩn bị chi phí cần thiết
Chi phí xét nghiệm các bệnh xã hội sẽ có sự khác nhau, do đó việc chuẩn bị tiền trước khi đi khám-xét nghiệm là cần thiết; bên cạnh tiền khám thì có thể chuẩn bị thêm tiền thuốc men, phòng hờ việc phải đi lại thăm khám nhiều lần.
Mặc dù chi phí xét nghiệm không quá đắt nhưng bạn có thể liên hệ [Tư vấn trực tuyến] tại cơ sở dự định làm xét nghiệm để được tư vấn cụ thể.
Chuẩn bị giấy tờ và các vấn đề liên quan khác
Bên cạnh những vấn đề chính cần chuẩn bị khi xét nghiệm, bệnh nhân cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
♦ Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân như CCCD, hồ sơ bệnh án đã từng chữa trị trước đây (nếu có)
♦ Lựa chọn trang phục phù hợp, rộng rãi thuận tiện cho việc di chuyển khi đi khám
♦ Cần tránh việc quan hệ tình dục khi đã nghi ngờ bản thân mắc bệnh xã hội; không quan hệ trước ít nhất 2 ngày đi xét nghiệm
♦ Khuyến khích bạn tình cùng đi khám/ xét nghiệm chẩn đoán, điều trị (nếu mắc bệnh) để tránh nguy cơ bị lây nhiễm chéo trở lại sau điều trị
♦ Tránh sử dụng các chất kích thích, bia, rượu… trước ít nhất là 8 tiếng để kết quả xét nghiệm đảm bảo độ chuẩn xác hơn.
♦ Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám; tuy nhiên nếu vết loét/ tổn thương/ u nhú thì tránh chà xát quá mạnh dễ khiến mầm bệnh bị lây lan.
Sau khi xét nghiệm
Nếu kết quả không mắc bệnh, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách phòng ngừa tránh nguy cơ mắc bệnh tình dục. Tuy nhiên, nếu kết quả chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa trị phù hợp và hiệu quả.
Người bệnh cần có tâm lý bình tĩnh, lắng nghe và thực hiện đúng các hướng dẫn từ bác sĩ để đạt hiệu quả tốt hơn; tránh tự ý bỏ ngang liệu trình điều trị khiến bệnh tiến triển nặng và tốn kém thời gian, tiền bạc hơn.
Tìm hiểu địa chỉ xét nghiệm bệnh xã hội uy tín
Điều quan trọng không kém cần chuẩn bị khi có ý định đi xét nghiệm bệnh xã hội là nên tìm hiểu kỹ lưỡng, đến những cơ sở chuyên khoa uy tín – chất lượng để được hỗ trợ kịp thời, chính xác; tránh vì tâm lý lo ngại mà tìm đến cơ sở “chui” việc xét nghiệm chẩn đoán không chính xác, điều trị sai cách dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, tiền mất tật mang.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku tọa lạc tại địa chỉ số 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai là trung tâm chuyên khoa bệnh xã hội được Sở Y tế cấp phép hoạt động chính quy. Đảm bảo các điều kiện y khoa chất lượng và chuyên nghiệp, bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại tối tân; phòng xét nghiệm vô trùng; thủ tục đơn giản; thông tin bảo mật, chi phí hợp lý… là địa chỉ đáng tin cậy để bệnh nhân an tâm xét nghiệm và điều trị bệnh xã hội khi có nhu cầu.
Trên đây là những thông tin giải đáp về Xét nghiệm bệnh xã hội cần chuẩn bị những gì? Hi vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt khi thăm khám và nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo bệnh tật. Mọi lo lắng, thắc mắc cần được tư vấn vui lòng Nhấn vào Khung Chat để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng.